[1] Andrew Carnegie (1835-1919): Được biết đến với danh hiệu Vua Thép, ông là nhà tư bản nhà công nghiệp hàng đầu nước Mỹ, sau trở thành một trong những nhà từ thiện nổi tiếng nhất nước Mỹ.
[2] Ralph Waldo Emerson (1803-1882): Là nhà thơ, triết gia người Mỹ, và cũng là người đi đầu trong phong trào tự lực cánh sinh và triết lý siêu việt.
[3] Thomas Paine (1737-1809): Sinh ra tại Anh, sống và nhập cư vào Mỹ trong thời gian nổ ra Cách mạng Hoa Kỳ. Ông là một nhà triết học, nhân vật nổi bật trong Phong trào Khai sáng.
[4] Thomas Alva Edison (1847-1931): Là nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của con người trong thế kỷ 20.
[5] Charles Robert Darwin (1809-1882): Là nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Ông là người đã phát hiện và chứng minh thuyết tiến hóa tự nhiên.
[6] Abraham Lincoln (1809-1865): Là Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ từ tháng 3 năm 1861 cho đến khi bị ám sát vào tháng 4 năm 1865. Ông được xem là một nhân vật lịch sử tiêu biểu hàng đầu của Hoa Kỳ.
[7] Luther Burbank (1849-1926): Là nhà thực vật học người Mỹ, ông là người đi tiên phong trong khoa học nông nghiệp, nổi tiếng khắp thế giới vì đã giới thiệu trên 800 loại cây mới.
[8] Napoléon Bonaparte (1769-1821): Là Hoàng đế của người Pháp từ năm 1804 đến năm 1815. Ông là nhà quân sự và chính trị kiệt xuất.
[9] Henry Ford (1863-1947): Là người sáng lập Công ty Ford Motor, một trong những người giàu nhất thế giới. Ông là một trong những người đầu tiên áp dụng sản xuất kiểu dây chuyền lắp ráp trong sản xuất ô tô.
[10] Theodore Roosevelt, con (1858-1919): Là tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ.
[11] John Davison Rockefeller, cha (1839-1937): Là một nhà công nghiệp người Mỹ, người đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dầu mỏ thời sơ khai, người sáng lập công ty Standard Oil và đồng thời cũng là một nhân vật gây tranh cãi trong lịch sử nước Mỹ. Ông dành 40 năm cuối đời và gần hết số tài sản của mình cho các hoạt động từ thiện, liên quan chủ yếu đến giáo dục và sức khỏe cộng đồng.
[12] Alexander Graham Bell (1847-1922): Là nhà phát minh, nhà khoa học, nhà cải cách người Scotland. Sinh ra và trưởng thành ở Edinburgh, Scotland, ông đã di cư đến Canada năm 1870 và sau đó đến Hoa Kỳ năm 1871, trở thành công dân Hoa Kỳ năm 1882.
[13] King Camp Gillette (1855-1932): Là người sáng lập nên Công ty Dao cạo râu An toàn Gillette.
[14] Thomas Woodrow Wilson (1856-1924): Là Tổng thống thứ 28 của Hoa Kỳ.
[15] William Ernest Henley (1849-1903): Là nhà thơ, nhà phê bình, biên tập viên người Anh, ông nổi tiếng với bài thơ trứ danh Đừng gục ngã (Invictus).
[16] Eastman Kodak là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ chuyên sản xuất các sản phẩm hình ảnh và thiết bị nhiếp ảnh. Nổi tiếng với phạm vi đa dạng các sản phẩm phim ảnh, Kodak đang tái tập trung vào hai thị trường chính: Nhiếp ảnh kỹ thuật số và in ấn kỹ thuật số.
[17] General Motors Corporation (GM) là một hãng sản xuất ô tô đóng trụ sở ở Detroit, tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ. Đây là hãng sản xuất ô tô lớn thứ nhì thế giới, sau Toyota theo xếp hạng doanh số toàn cầu năm 2008.
[18] Đại khủng hoảng là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 1929 đến hết các năm 1930 và lấn sang đầu thập kỷ 1940, bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wall vào 29 tháng 10 năm 1929 (còn được biết đến như Thứ Ba Đen tối). Nó bắt đầu ở Hoa Kỳ và nhanh chóng lan rộng ra toàn Châu Âu và khắp thế giới. Nó bị coi là “đêm trước” của Chiến tranh thế giới thứ hai.
[19] Nguyên gốc tiếng Anh: Infinitive Intelligence.
[20] Đại trí (Universal Mind): Còn có tên gọi khác là Trí tuệ Vũ trụ hay Trường thông tin.
[21] P = Passion - Đam mê, A = Association - Công ty, A = Action - Hành động, F = Faith - Niềm tin.
[22] Sokrates hay Socrates: Là một triết gia Hy Lạp cổ đại. Ông là nhà tư tưởng nằm giữa giai đoạn bóng tối và giai đoạn ánh sáng của nền triết học Hy Lạp cổ đại. Sokrates còn được coi là người đặt nền móng cho thuật hùng biện dựa trên hệ thống những câu hỏi đối thoại. Ông có tư tưởng tiến bộ, nổi tiếng về đức hạnh với quan điểm: “Hãy tự biết lấy chính mình”, “Tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả”.
[23] Khổng Tử (551-479 TCN): Là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á. Người đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc thầy của muôn đời).
[24] François-Marie Arouet (1694-1778): Nổi tiếng qua bút hiệu Voltaire, là một đại văn hào, tác giả, triết gia người Pháp.
[25] Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ. Được tuyên bố vào ngày mùng 4 tháng Bảy năm 1776, Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ ghi dấu ảnh hưởng của triết học Khai sáng và cả kết quả của Cách mạng Anh năm 1688.
[26] Benito Amilcare Andrea Mussolini (1883-1945): Là thủ tướng độc tài cai trị phát xít Ý với một thể chế quốc gia, quân phiệt và chống Cộng sản dựa trên hệ thống tuyên truyền và kềm kẹp khắc nghiệt. Mussolini đưa Ý vào liên minh khối Trục của Adolf Hitler chống lại quân Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
[27] Adolf Hitler (1889-1945): Là Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là “Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934.
[28] Iosif Vissarionovich Stalin (1879-1953): Là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1922 đến năm mất 1953; từ 1941 là Chủ tịch Đại biểu Nhân dân Xô Viết và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Stalin còn là Tổng tư lệnh quân đội, hàm Đại nguyên soái Liên Xô. Ông là nhà lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời.
[29] Franklin Delano Roosevelt (1882-1945, thường được gọi tắt là FDR): Là Tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ và là một khuôn mặt trung tâm của các sự kiện thế giới trong giữa thế kỷ 20 khi ông lãnh đạo Hoa Kỳ suốt thời gian có cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và chiến tranh thế giới.
[30] Julieann Louise “Julie” Krone (sinh ngày 24 tháng 7 năm 1963) là một vận động viên đua ngựa, hiện đã giải nghệ. Vào năm 1993, bà trở thành nữ vận động viên đua ngựa đầu tiên thắng trên đường đua Triple Crown. Vào năm 2000, bà là nữ vận động viên đầu tiên có tên ở Nhà lưu danh Thoroughbred.
[31] Nhà lưu danh Thoroughbred được thành lập để vinh danh thành công của những chú ngựa, những người cưỡi ngựa và các huấn luyện viên mà kỷ lục và danh tiếng của họ còn mãi với thời gian.
[32] Biệt danh do Tổng thống Franklin D. Roosevelt đặt cho Tòa án tối cao Mỹ và các vị thẩm phán lớn tuổi ở đó.
[33] Nguyên văn: Misery loves company.
[34] Mẹ Teresa còn được gọi là Mẹ Teresa Calcutta (26 tháng 8, 1910 - 5 tháng 9, 1997) là nữ tu Công giáo Rôma người Albania, và là nhà sáng lập Dòng Thừa sai Bác Ái ở Kolkata (Calcutta), Ấn Độ năm 1950. Trong hơn bốn mươi năm, bà chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối, trong khi hoàn tất nhiệm vụ lãnh đạo dòng tu phát triển khắp Ấn Độ, và đến các quốc gia khác.
[35] Mahātmā Gāndhī (2 tháng 10 năm 1869 - 30 tháng 1 năm 1948), nguyên tên đầy đủ là Mohandas Karamchand Gandhi là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Nguyên lí bất bạo lực (còn gọi là bất hại) được ông đề xướng với tên Chấp trì chân lí đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay, bao gồm phong trào Vận động Quyền công dân tại Hoa Kỳ (American Civil Rights Movement) được dẫn đầu bởi Martin Luther King, Jr.
[36] Nguyên văn: philosopher’s lodestone - hòn đá mà giới luyện đan thời Trung cổ cho là có khả năng biến mọi kim loại thành vàng.
[37] Nguyên văn: He who has the most toys wins, câu thành ngữ ám chỉ cách sống đề cao giá trị vật chất.
[38] MICHEAL BERNARD BECKWITH là tác giả của cuốn Tự do Tinh thần: Phát huy hết tiềm năng trong tâm hồn bạn (Spiritual Liberation: Fulfilling Your Soul’s Potential)
No comments:
Post a Comment