Dám Nghĩ Lớn Chương 5

Trước tiên, bạn hãy xóa bỏ quan niệm sai lầm thường thấy về ý nghĩa của”suy nghĩ sáng tạo”. Dù thiếu lô-gic, nhưng nhiều người vẫn cho rằng chỉ những công việc liên quan đến các ngành khoa học công nghệ, văn học nghệ thuật mới có sự sáng tạo. Đa phần mọi người đều đánh đồng suy nghĩ sáng tạo với những điều như khám phá ra điện tìm ra vắc xin ngừa bại liệt viết một cuốn tiểu thuyết hoặc phát minh ra ti vi màu.
Tất nhiên những thành quả nói trên là kết quả của suy nghĩ sáng tạo. Cũng như mỗi bước tiến của con người trong công cuộc chinh phục không gian chính là hệ quả của suy nghĩ sáng tạo và còn nhiều điều khác nữa. Những suy nghĩ sáng tạo khong chỉ giới hạn trong một số nghề nghiệp nhất định hay chỉ cở những người đặc biệt thông minh.
Thực chất của suy nghĩ sáng tạo là gì?
Một gia đình có thu nhập thấp nhưng biết tìm ra cách để con trai họ được theo học tại một trường đại học hàng đầu. Đó chính là suy nghĩ sáng tạo.
Một gia đình biết cải biến lô đất xấu nhất phố thành một trong những nơi đẹp nhất. Đó chính là suy nghĩ sáng tạo.
Một mục sư thành công trong kế hoạch lôi kéo số tín đồ đến nhà thờ nghe giảng đạo tăng gấp đôi. Đó chính là suy nghĩ sáng tạo.
Tìm ra cách để đơn giản hóa việc lưu trữ hồ sơ, bán được hàng cho những khách hàng khó tính, giao những công việc hữu ích và lí thú cho lũ trẻ, khơi dậy niềm đam mê làm việc ở các nhân viên hoặc ngăn cản một cuộc tranh luận nảy lưa nhưng vô bổ-tất cả đều là nhưng ví dụ cụ thể của sự suy nghĩ sáng tạo mà ta thấy được trong cuộc sống thường ngày.
Suy nghĩ sáng tạo hiểu một cách đơn giản nằm ở chỗ bạn tìm ra những cách thức mới mẻ, hợp lí và tiến bộ hơn để giải quyết một công việc nào đó. Khi bạn tìm ra những con đường mới để giải quyết mọi việc hiệu quả hơn dù trong gia đình, tại công sở hay ngoài xã hội, đó chính là phần thưởng cho sự thành công! Nào, hãy cùng xem chúng ta có thể làm gì để củng cố và phát triển khả năng suy nghĩ sáng tạo của mình.
Bước 1: tin rằng mọi việc đều có cách giải quyết!
Dưới đây là một nguyên tắc cơ bản: để làm được bất cứ việc gì, trước tiên bạn phải tin việc đó có thể thực hiện được. Niềm tin “phát hiện cách giải quyết cho mọi vấn đề’sẽ tạo động lực cho trí não hoạt động, tìm ra hướng xử lí đúng đắn.
Trong các khóa đào tạo, tôi thường hỏi học viên: “có bao nhiêu bạn ở đây tin rằng chúng ta có thể xóa sạch các nhà tù trong vòng ba mươi năm tới?”.
Lúc nào cũng vậy, họ đều tỏ ra lúng túng ngơ ngác, không biết mình có nghe nhầm hay không, thậm chí phân vân phải chăng đầu óc tôi có “vấn đề”? Sau khi ngưng một lát, tôi hỏi lại: “có bao nhiêu bạn ở đây tin rằng chúng ta có thể xóa sạch các nhà tù trong vòng ba mươi năm tới?”.
Đến khi biết chắc tôi đề cập đến chủ đề này một cách nghiêm túc,vthể nào cũng có người lên tiếng chế nhạo; “có phải ông muốn thả tất cả những tên trộm cắp, giết người hay hiếp giâm để chúng được tự do đi lại ngoài phố? Tại sao lại làm như vậy, rồi sẽ không ai trong chúng ta được an toàn cả. Không, chúng ta cần phải có nhà tù”.
Sau đó nhiều người khác nhao nhao phụ họa:
• Mọi trật tự sẽ bị xáo trộn nếu chúng ta không có nhà tù!
• Có một số người bẩm sinh đã mang mầm tội ác!
• Thậm chí chúng ta còn cần phải xây dưng nhiều nhà tù hơn nữa.
• Ông đã đọc mẩu tin về vụ giết người trên báo sáng nay chưa?
Và rồi nhóm học viên đó tiếp tục đưa ra hàng loạt lí do chính đáng để chứng minh rằng chúng ta cần duy trì hệ thống nhà tù để giam giữ tội phạm. Thậm chí một bạn còn đưa ra lí do cần có nhà tù để lực lượng cảnh sát và cai ngục còn có việc để làm.
Tôi dành ra gần mười phút cho nhóm học viên đó “chứng minh” tại sao chúng ta không thể xóa bỏ nhà tù, rồi tôi nói: “Nào bây giờ tôi sẽ giải thích vì sao trong buổi học hôm nay, tôi lại muốn đề cập đến chủ đề xóa bỏ trại giam.
Mỗi người trong các bạn đều đã đưa ra khá nhiều lí do biện luận cho sự tồn tại của trại giam. Vậy các bạn có thể giúp tôi một việc được không? Các bạn hãy dành ra vài phút để tưởng tượng các trại giam biến mất, được chứ?”.
Sau khi đã nắn rõ tinh thần của cuộc thử nghiệm,cả nhóm đồng tình:”Được chúng tôi sẽ thử xem sa,nhưng chỉ cho vui thôi nhé”.Sau đó tôi hỏi:”Bây giờ sẽ giả định chúng ta có thể xóa sạch các nhà tù.vậy chúng ta nên bắt đầu từ việc gì?”.
Lúc đầu chỉ có một vài ý tưởng được đưa ra. Một người dè dặt nêu ý kiến;
-Tôi nghĩ phạm tội sẽ được giảm bớt, nếu thành lập nhiều hơn các trung tâm hướng đạo cho thanh thiếu niên. Nhóm học viên khoảng mười phút trước đó còn kịch liệt phản đối dần dần trở nên hào hứng thực sự trước chủ đề hấp dẫn, đầy thách thức này.
- Hãy làm việc nhiếu hơn nữa để xóa dói giảm nghèo. Đa phần các hành vi phạm tội đều bắt nguồn từ tình trạng thu nhập thấp mà ra.
- Hãy tiến hành các cuộc điều tra nhằm phát hiện những đối tượng tội phạm tiềm năng, qua đó đưa ra biện pháp
nhăn chặn kịp thời.
- Hãy nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác truyền thông phòng chống tội phạm.
- Đào tạo thêm đội ngũ thi hành pháp luật, với nhiều hình thức cải tổ tích cực.
Đấy chỉ là một vài trong số gần một trăm ý tưởng học viên đưa ra nhằm thực hiện mục tiêu xóa bỏ nhà tù. Điều này chứng minh một nguyên tắc: khi bạn đã xác định tin một vấn đề nào đó cần phải được giải quyết, lúc ấy bạn sẽ “vắt óc”để tìm ra cách giải quyết!
Cuộc thử nghiệm trên nhằm chỉ ra một luận điểm duy nhất; nếu bạn nghĩ một việc gì đó là không thể, trí óc bạn sẽ hoạt động để chứng minh điều đó quả nhiên là không thể. Nhưng khi bạn thực thực sự tin rằng một việc nào đó có thể giải quyết được, trí óc bạn sẽ làm việc để giúp tim ra cách thức giải quyết.
Bước 2: trí óc sẽ mở ra một con đường nếu bạn đặt niềm tin.
Khoảng hơn hai năm trước, một anh bạn trẻ nhờ tôi tìm giúp một công việc có triển vọng hơn. Lúc bấy giờ anh ta đang là thư kí của một phòng tín dụng trong một công ti giao nhận hàng qua bưu điện, anh ta than thở tương lai sẽ chẳng đi đến đâu cả nếu cứ tiếp tục làm công việc đó. Chúng tôi thảo luận về những thành quả mà anh đã đạt được trước đó, về công việc mà anh ta thực sư muốn làm. Sau khi hiểu thêm đôi chút về anh ta, tôi nói: “tôi thực sư rất ngưỡng mộ chí tiến thủ của anh ta khi muốn tìm một công việc tốt hơ, với những trách nhiệm cao hơn. Nhưng phải nói thật, nếu muốn bắt đầu trong lĩnh vực mà anh ta ưa thích thì anh phải có bằng đại học. Nhưng anh cho biết chỉ mới theo học được ba học kì.Vậy anh nên học cho xong đã,nếu anh học cả trong hè thì anh chỉ mất khoảng hai năm mà thôi. Một khi đã tốt nghiệp đại học tôi tin anh sẽ có được công việc như ý tại một công ti mà anh mong muốn”.
Anh ta đáp lại; “tôi biết việc lấy được tấm bằng đại học sẽ giúp ích cho tôi rất nhiều. Nhưng tôi không thể quay lại trường để học tiếp được”.
Tôi ngạc nhiên hỏi;”Không thể? Tại sao vậy?”
Anh ta kể; “Vì hiện nay tôi đã 24 tuổi rồi, và chỉ vài tháng nữa thôi là vợ chồng tôi sẽ có cháu thứ hai. Cuộc sống gia đình khá chật vật với khoản tiền lương ít ỏi mà tôi kiếm được. Bởi vậy, tôi chẳng còn thời gian để học vì còn phải lo đi làm kiếm tiền. Thực sư, đối với tôi, việc quay trở lại học tiếp là không thể”.
Người đàn ông trẻ này đã tự thuyết phục mình không thể nào học nốt đại học.
Tôi nói với anh ta: “Nếu anh nghĩ mình không có điều kiện học tiếp thì việc đó sẽ trở thành không thể.Nhưng chỉ cần anh tin mình có thể quay lai trường học, khi đó tự khắc anh sẽ tìm ra cách để vừa đi học mà vẫn bảo đảm công việc hiện giờ.
Nào, bây giờ tôi muốn anh làm việc này. Hãy quyết định đứt khoát sẽ quay lại học nốt đại học. Hãy chú tâm vào mỗi suy nghĩ đó thôi, hãy để ý tưởng đó điều khiển trí óc của anh. Hãy nghĩ, nghĩ thật nhiều, thật kĩ xem mình nên làm cách nào để vừa học vừa giúp đỡ được cho gia đình. Vài tuần nữa hãy quay lại đây, và cho tôi biết anh đã suy nghĩ ra sao nhé”.
Hai tuần sau, anh bạn trẻ đó quay lại tìm tôi.“Tôi đã nghĩ rất nhiều về những điều ông nói. Tôi đã quyết định mình dứt khoát phải đi học lại. Tôi chưa
xem xét một khía cạnh của vấn đề, nhưng chắc chắn tôi sẽ tìm ra được một giải pháp hợp lí.” Và anh ấy đã làm được.
Anh ấy đã xin được học bổng của một công ty thương mại. Với khoản học bổng ấy, anh không phải lo đến học phí, sách vở tài liệu và các chi phí linh tinh khác. Anh ấy sắp xếp lịch làm việc để vẫn có thể đến lớp đầy đủ. Sự nhiệt tình cùng với lời hứa sẽ tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn đã giúp anh ấy có được sự ủng hộ hết mình từ vợ và gia đình. Họ đã cùng nhau sắp xếp thời gian và chi dùng tiền bạc một cách hiệu quả nhất.
Tháng trước, anh ấy đã nhận bằng tốt nghiệp. Ngay ngày hôm sau, anh ấy được nhận,với vị trí quản lí tại một tập đoàn lớn.
Đúng vậy đấy,có chí thì nên!
Bước 3: Tin rằng mọi việc đều có thể giải quyết!
Đó là yếu tố cơ bản dẫn đến những suy nghĩ sáng tạo. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn phát triển khả năng suy nghĩ sánh tạo của mình,với niềm tin mạnh mẽ:
1. Hãy xóa bỏ hoàn toàn tư tưởng không thể trong suy nghĩ lẫn trong vốn từ vựng của mình. Không thể là một từ dẫn đến thất bại. “Suy nghĩ” điều này là không thể’sẽ kéo theo một chuỗi những suy nghĩ khác tương tự.
2. Hãy nghĩ đến một công việc thật đặc biệt mà bạn muốn làm từ lâu nhưng bạn nghĩ là không thể. Hãy thử liệt kê ra mọi lí lẽ để chúng tỏ bạn có thể làm được việc đó. Rất nhiều ngưới trong chúng ta thường tự bỏ qua ước mơ của bản thân, chỉ vì quá tập trung vào những lí do không thể, trong khi điều kiện duy nhất cần làm là chú tâm vào những lí do có thể”!
Gần đây tôi đọc một bài báo viết rằng các tiểu bang ở Mĩ tập hợp quá nhiều hạt (một đơn vị hành chính thời xưa), đa phần ranh giới giữa các hạt được thiết lập từ nhiều thế kỉ trước, lúc chưa xuất hiện xe hơi, ngựa và xe ngựa trở thành phương tiện đi lại phổ biến nhất. Nhưng ngày nay, với sự xuất hiện của những con đường cao tốc và xe hơi tốc độ cao thì chẳng có lí do gì mà chúng ta không thể ghép ba hay bốn hạt trở thành một cả. Điều này sẽ giúp giảm thiểu những dịch vụ chồng chéo đồng nghĩa với việc người dân chỉ phải trả mức thuế thấp nhưng lại nhận được những dịch vụ tốt hơn trước.
Tác giả bài báo kể anh ta đã phỏng vấn 30 người để xem phản ứng của họ ra sao về ý tưởng trên. Kết quả là không một ai trong số 30 người tin vào tính khả thi của ý tưởng, mặc dù nếu thực hiện thì người dân sẽ có được những chính quyền địa phương điều hành tốt hơn, với ít chi phí hơn.
Đó là một minh chứng rõ ràng của lối suy nghĩ truyền thống. Trí não của những người quen nếp nghĩ truyền thống đã bị tê liệt tư lâu. Họ tự đưa ra lí do để bào chữa: “người ta đã làm như thế hàng trăm năm nay rồi, ắt hẳn là đúng đắn, chúng ta nên tiếp tục làm theo. Tại sao lại phải mạo hiểm thay đổi làm gì?”.
Những người “bình thường” mang tâm lí ngại thay đổi cũng vì thế họ ít khi đồng tình với sự tiến bộ. Rất nhiều người đã từng lên tiếng phản đối việc sử dụng xe hơi, họ muốn duy trì việc đi bộ hoặc cưỡi ngựa. Máy bay cũng từng vấp phải sự phản kháng quyết liệt tương tự, từ ý kiến cho rằng con người không có “quyền” xâm phạm váo khoảng không gian dành riêng cho các loài có cánh. Thậm chí cho đến bây giờ, vẫn còn nhiều người khăng khăng cho rằng loài người chẳng có việc gì để làm trong không gian cả.
Tiến sĩ Von Braun, một trong những chuyên gia nghiên cứu tên lửa hàng đầu, đã đưa ra lời giải thích cho kiểu suy nghĩ trên: “con người thuộc về bất cứ nơi nào họ muốn đến”.
Vào khoảng năm 1900, một vị giám đốc nọ đã đưa ra một nguyên tắc quản trị bán hàng được nhiều người biết đến thậm chí còn được ghi vào trong sách vở tài liệu ở các trường học. Nguyên tắc đó được phát biểu như sau: “chỉ có một cách tốt nhất để bán sản phẩm. Đó là hãy tìm ra cách tốt nhất và đừng bao giờ chệch hướng khỏi cách đó”.
Thật may mắn cho công ti do vị giám đốc cổ hủ này điều hành, các nhà lãnh đạo mới đã kịp thời thay thế ông ấy và đã cứu công ty khỏi phá sản.
Nguyên tắc trên thật tương phản với triết lí của Crawford H.Greenewalt, chủ tịch của E.I.du Pont de Nemours- một trong những công ti kinh doanh lớn nhất nước Mĩ. Trong một bài diễn thuyết tại trường đại học Colombia, Greenewalt nói: “Có rất nhiều cách khác nhau để giải quyết tốt một vấn đề. Mỗi người khi được giao cùng một nhiệm vụ đều có cách riêng để hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Không cây nào có thể sinh trưởng được nếu bị vây quanh bởi băng đá. Nếu chúng ta để nếp nghĩ truyền thống làm đóng băng trí óc mình, những ý tưởng sáng tạo sẽ không thể nảy sinh được. Hãy tiến hành cuộc thử nghiệm sau đây càng sớm càng tốt. Hãy đưa ra một trong những ý tưởng dưới đây cho ai đó, và quan sát phản ứng cửa họ.
• Tư nhân hóa hệ thống bưu điện vốn là ngành độc quyền của chính phủ.
• Bầu cử tổng thống nên được tổ chức 2 hoặc 66 năm một lần chứ không phải 4 năm một lần như hiện nay.
• Giờ làm việc ở các công sở nên được điều chỉnh lại từ 13:00-20:00 giờ thay vì 8:00-17:00 giờ như hiện nay.
• Độ tuổi nghỉ hưu nên được tăng lên 70.
Những ý kiến nêu trên có hợp lí có tính thực tế hay không-chẳng phải là điều quan trọng. Điểm cốt yếu ở đây là việc mỗi người sẽ phản ứng trước những lời gợi ý đó ra sao. Nếu nghe xong ý tưởng đó, anh ta cười nhạo và chẳng thèm nghĩ đến nữa (95%mọi người sẽ cười ), có lẽ anh ta thuộc tuýp người tuân phục nếp nghĩ truyền thống. Nhưng nếu người nào sẵn sàng đáp rằng: “thật là một ý tưởng thú vị. Hãy nói cho tôi nghe thêm đi”, anh ta có thể là người giàu suy nghĩ sáng tạo.
Nếp nghĩ truyền thống là trở ngại đầu tiên đối với những ai muốn đi đến thành công bằng sự sáng tạo. Nếp nghĩ truyền thống làm đóng băng trí óc, cản trở sự tiến bộ, thậm chí ngăn cản bạn mở mang sức sáng tạo của mình.
Sau đây là 3 gợi ý để đánh bại sự suy nghĩ đóng băng:
• Hãy luôn hoan nghênh và sẵn sàng lĩnh hội những ý tưởng mới. Hãy loại bỏ lối suy nghĩ cản trở bạn như: “sẽ không hiệu quả đâu”, “sẽ không giải quyết được gì”, “vô ích thôi”, hay “thật là ngớ ngẩn”.
Một người bạn của tôi hiện đang giữ vị trí quan trọng trong một công ti bảo hiểm từng nói “tôi không nghĩ mình thông minh nhất trong kinh doanh”. Nhưng tôi tin mình là người có khả năng tiếp thu nhanh nhất trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm này. Tôi luôn cố gắng nắng nghe, thu nạp mọi ý kiến hay ho mà tôi chưa từng được nghe hay biết đến”.
• Hãy luôn thử nghiệm những cái mới. Hãy thử phá bỏ mọi thói quen thường ngày. Hãy thử vào một nhà hàng mới, đọc những cuốn sách mới, đi xem kịch tại các rạp mới, hãy làm quen với nhiều bạn mới. Hãy thử đi làm theo một lộ trinh khác, thử đi nghỉ mát tại một địa điểm mới, hay thử làm một việc mới và khác lạ vào cuối tuần.
Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực phân phối, hãy thử tìm hiểu các lĩnh vực khác như sản xuất, kế toán, tài chính… điều này sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn diện hơn, sẵn sàng cho những vị trí mới có trách nhiệm cao hơn.
• Hãy luôn có chí tiến thủ, đừng bao giờ thoái lui. Thay vì suy nghĩ “đây là cách mà chúng ta vẫn làm từ trước tới nay, vì thế chúng ta hãy cứ làm như thế thôi”, hãy nghĩ rằng “Tại sao chúng ta không thể làm tốt hơn những gì đang có?”. Hãy hướng về phía trước, hướng đến sự tiến bộ chứ không phải sự thụt lùi. Ngày trước bạn thường phải dậy từ 5h30 sáng để đi giao sữa hay giao báo, không có nghĩa là bây giờ bạn đòi hỏi lũ trẻ cũng phải làm đúng như thế.
Hãy tưởng tượng điều gì xảy ra với Tập đoàn xe Ford, nếu ban giám đốc tự cho phép mình quanh quẩn với ý nghĩ: “Năm nay chúng ta đã xây dựng được một nền tảng vô cùng vững chắc trong ngày công nghiệp xe hơi. Không thể nào có những bước tiến xa hơn thế. Vì thế những hoạt động thử nghiệm trong thiết kế, và lắp giáp phải vĩnh viễn chấm dứt”. Ngay cả một tập đoàn khổng lồ như tập đoàn xe Ford cũng sẽ sớm suy tàn nếu suy nghĩ theo cách này.
Những doanh nhân làm ăn phát đạt, thành công luôn trăn trở với những câu hỏi: “làm thế nào để nâng cao chất lượng dịch vụ? Có cách nào để làm tốt hơn bây giờ không?
Con người không thể đạt được sự hoàn hảo tuyệt đối trong mọi việc, dù đó là việc nôi dưỡng một đứa trẻ hay chế tạo, lắp ráp một tên lửa. Có nghĩa là không bao giờ và không thể đặt ra giới hạn cho những cải tiến. Những người thành công đều nhận bết được điều này, họ luôn nỗ lực để tìm ra những cách thức tốt hơn (Hãy chú ý rằng, những người thành đạt không bao giờ tự hỏi: “Mình có thể làm tốt hơn không?”, vì họ biết họ có thể. Điều mà họ bận tâm là: “Làm thế nào để rồi có thể làm tốt hơn?”).
Vài tháng trước, một sinh viên cũ cuả tôi đã khai trương cửa hàng thứ tư chuyên về đồ gia dụng, chỉ sau bốn năm lập nghiệp. Trong một quãng thời gian ngắn như vậy, thực sự là một kì tích với một cô gái trẻ khi số vốn ban đầu không quá 3500 đô la và phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các cửa hàng khác.
Trước ngày khai trương cửa hàng mới, tôi đã đến chúc mừng về thành quả to lớn mà cô ấy đã đạt được. Tôi hỏi bằng cách nào mà cô ấy có thể kinh doanh hiệu quả cả ba cửa hàng và đủ sức để mở cửa hàng thứ tư trong khi hầu hết các thương nhân khác phải xoay xở lắm mới tạo được hiệu quả cả ba cửa hàng.
Cô ấy thành thực trả lời: “Đúng là tôi đã làm việc rất chăm chỉ. Nhưng nếu chỉ thức khuya dậy sớm không thôi, tôi sẽ không đủ khả năng để kinh doanh cả bốn cửa hàng như thế này. Bởi vì hầu hết các thương nhân trong lĩnh vực này cũng làm việc chăm chỉ. Tôi nghĩ điều cốt yếu dẫn đến thành công nằm ở “Chương trình cải tiến” hàng tuần theo cách riêng của tôi.
Tôi hỏi: “Chương trình cải tiến hàng tuần ư? Nghe có vẻ thú vị đấy. Chương trình đó hoạt động ra sao?”.
“À, cũng không có gì phức tạp lắm đâu. Đó chỉ là một kế hoạch giúp tôi làm việc tốt hơn sau mỗi tuần. Để luôn suy nghĩ đúng hướng, tôi chia công việc thành bốn yếu tố cơ bản: khách hàng, nhân viên, hàng hóa và xúc tiến bán hàng. Trong suốt tuần làm việc, tôi chỉ ghi chép lại cá điểm cần lưu ý và các ý tưởng để cải thiện tình hình kinh doanh. Mỗi sáng thứ Hai hàng tuần tôi xem lại những ý kiến đã ghi chép trong tuần, tìm cách áp dụng những ý tưởng đó vào kinh doanh sao cho hiệu quả hơn.
Chương trình cải tiến hàng tuần đã mang lại hiệu quả, Bằng cách luôn đặt ra yêu cầu: “Làm thế nào để mọi việc ngày càng tốt hơn?”. Rất hiếm có thứ Hai đầu tuần nào mà tôi không nghĩ ra một kế hoạch hay kĩ thuật mới khiến việc kinh doanh ngày càng được cải thiện hơn.
Tôi cũng đã học được một điều khác nữa để kinh doanh thành công mà bất cứ ai khi mới khởi nghiệp kinh doanh cũng nên biết.”
Tôi tò mò hỏi: “đó là gì vậy?”.
“Rất đơn giản, khi mới khởi sự kinh doanh, bạn không biết hết tất cả mọi thứ lắm, nhưng đó không phải là vấn đề quan trọng. Những gì bạn học được là cách thực hành, khi bắt tay vào làm, mới thực sự là yếu tố quyết định.”
Thành công lớn chỉ đến với những người không ngừng đặt ra những mục tiêu cao hơn cho mình và cộng sự, luôn tìm tòi những kế hoạch mới để tăng tính hiệu quả của công việc, để đạt được doanh thu cao hơn với chi phí thấp hơn, để làm được nhiều hơn mà chỉ tốn ít sức lực. Những người dẫn đầu luôn là những người tin tưởng tôi-có-thể-làm-tốt-hơn.
Tập đoàn General Electric đã đề ra cho mình một phương châm: “Luôn cải tiến là sản phẩm quan trọng nhất của chúng tôi”.
Triết lý tôi-có-thể-làm-tốt-hơn lại hiệu quả đáng kinh ngạc. Khi bạn tự hỏi: “Làm thế nào để tôi làm việc một cách tốt hơn?”, sức sáng tạo của bạn sẽ được khởi động và hàng loạt cách thức để xử lý công việc tốt hơn sẽ tự động xuất hiện.
Sau đây là một vài bài tập hàng ngày giúp bạn khám phá, khai thác sức mạnh của ý tưởng Tôi-có-thể-làm-tốt- hơn.
Mỗi ngày, trước khi bắt tay vào việc, hãy dành mười phút để nghĩ xem “Làm thế nào để hôm nay mình làm việc tốt hơn?”. Hãy tự hỏi mình “Mình sẽ làm gì để thúc đẩy tinh thần của các nhân viên hôm nay?”, “Mình nên dành những ưu đãi đặc biệt gì cho khách hàng?”, “Mình nâng cao hiệu quả làm việc của bản thân bằng cách nào đây?”/
Đó là một bài tập đơn giản, nhưng rất hiệu quả. Bạn cứ thử một lần, rồi bạn sẽ tìm ra vô vàn cách để đạt được những thành quả tốt hơn.
Hầu như lần nào vợ chồng tôi ngồi nói chuyện với vợ chồng S, câu chuyện cũng sẽ chuyển sang đề tài “những bà vợ đi làm”. Trước khi kết hôn, cô S từng đi làm vài năm và thực sự rất say mê công việc.
Nhưng sau khi kết hôn, cô ấy nghỉ hẳn ở nhà. Cô ấy giải thích “Bây giờ tôi phải lo cho hai đứa nhỏ đang tuổi đến trường, phải chăm sóc nhà cửa, rồi phải chuẩn bị ba bữa ăn một ngày. Tôi chẳng còn thời gian để đi làm nữa”.
Rồi một buổi sáng Chủ nhật, cả gia đình nhà S gặp tai nạn giao thông. Cô S và lũ trẻ may mắn bị xây xước nhẹ, nhưn chồng cô bị thương nặng ơr lưng khiến ông bị tàn tật vĩnh viễn. Lúc ấy, cô S không còn sự lựa chọn nào khác là phải đi làm trở lại để trang trải cuộc sống gia đình.
Vài tháng sau vụ tai nạn đó, chúng tôi gặp lại cô ấy. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhận ra cô ấy đã có nhiều điều chỉnh bản thân để thích ứng với những trách nhiệm lớn hơn. Cô ấy nói: “Anh chị biết không, sáu tháng trước tôi chưa hề nghĩ gì đến một ngày nào đó tôi sẽ vừa làm việc cả ngày, vừa trông nom, chăm sóc gia đình chu đáo. Nhưng sau khi tại nạn xảy ra, tôi quyết tâm phải tìm được cách xắp xếp thời gian hợp lý. Hãy tin tôi đi, tôi đã phát huy được hết năng lực của mình. Tôi nhận ra có những lúc tôi đã lãng phí thời gian để làm rất nhiều những thứ không cần thiết chút nào. Rồi tôi cũng hiểu, những đứa trẻ đã đủ lớn để có thể giúp tôi việc nhà, quan trọng hơn là chúng thực sự muốn đỡ đần cho mẹ. Tôi đã tìm ra hàng chục cách để tiết kiệm thời gian: ít đi picnic hơn, xem phim ít hơn, ít “buôn chuyện” qua điện thoại đi, nói chung là hạn chế bớt những việc giết thời gian như vậy”.
Chúng ta có thể rút ra một bài học từ câu chuyện này: Khả năng là một trạng thái tinh thần. Những điều chúng ta làm được lớn lao đến đâu phụ thuộc vào việc chúng ta tin tưởng bản thân mình đến mức nào. Khi dám tin mình có thể làm nhiều việc hơn nữa, trí óc sẽ sản sinh ra nhiều ý tưởng sáng tạo, dẫn đường cho ta đi tới thành quả tốt đẹp hơn.
Trong công việc, trong gia đình hay ngoài xã hội, thành công có được nhờ vào sự kết hợp của hai yếu tố: hãy làm tốt hơn nữa những gì bạn làm (nâng cao chất lượng công việc) và hãy làm nhiều hơn nữa những gì bạn đang làm (gia tăng khối lượng công việc).
Làm nhiều hơn và làm tốt hơn luôn mang lại cho bạn những phần thưởng xứng đáng. Hãy áp dụng quy trình gồm hai bước sau:
• Hãy hào hứng đón nhận mọi cơ hội để có thể làm nhiều việc hơn. Khi bạn được yêu cầu đảm nhiệm thêm một nhiệm vụ khác nữa, đó chính là lời khen dành cho công việc bạn làm được thời gian qua. Khi dám chấp nhận những trách nghiệm lớn hơn, bạn đã tự khiến mình nổi trội hơn và đáng giá hơn so với những người khác. Khi hàng xóm nhờ bạn đại diện cho họ nêu ý kiến về một vấn đề nào đó, hãy đồng ý ngay. Rất có thể điều này sẽ giúp bạn trở thành một lãnh đạo khu phố.
• Tiếp đó, hãy tập trung vào vấn đề “Làm cách nào để cáng đáng nhiều công việc?” Những ý tưởng sáng tạo sẽ đến với bạn, có thể đó là sự sắp xếp và lên kế hoạch chu đáo hơn cho công việc hiện tại, có thể đó là phương pháp tiết kiệm thời gian hơn để xử lý những việc thường ngày, hoặc cũng có thể là gộp những công việc không mấy quan trọng vào cùng một lúc... Nhưng, hãy cho phép tôi nhắc lại một lần nữa, những giải pháp để bạn điều tiết thời gian làm việc sẽ sớm xuất hiện thôi.
Từ trước đến nay, tôi vẫn luôn tâm niệm rằng: Nếu muốn công việc được tiến hành suôn sẻ, hãy giao nó cho một người bận rộn. Vì vây, khi phải thực hiện những dự án quan trọng, tôi thường tránh cộng tác với những đồng nghiệp quá nhàn rỗi. Từ kinh nghiệm đắt giá của bản thân, tôi nhận ra những người quá rảnh rỗi thường làm việc kém hiệu quả vô cùng.
Tất cả những người giỏi giang, thành đạt mà tôi biết đều bận rộn không ngừng. Khi bắt tay vào làm việc gì đó cùng với họ, như tiến hành một dự án chẳng hạn, tôi luôn biết chắc việc đó sẽ được hoàn thành mỹ mãn.
Trải qua nhiều lần hợp tác, tôi nghiệm ra mình có thể đặt niềm tin nơi những người bận rộn, còn những người rảnh rỗi - những người có “tất cả thời gian trên thế giới này”- chỉ làm tôi thất vọng mà thôi.
Các nhà quản lý hiệu quả thường đặt ra câu hỏi: “Chúng ta làm gì để nâng cao sản lượng?”. Tương tự, chúng ta hãy tự hỏi: “Mình sẽ làm gì để nâng cao hiệu quả làm việc của bản thân?”. Khi đó, tâm trí bạn sẽ chỉ ra nhiều cách làm vô cùng sáng tạo.
Sau khi phỏng vấn hàng trăm người với các công việc, vị trí khác nhau, tôi khám phá ra một điều: những người càng thành đạt càng có xu hướng khuyến khích người khác đưa ra ý kiến. Ngược lại, những kẻ càng tiểu nhân, tầm thường lại càng thích thuyết giáo hay lên lớp mọi người.
Người thành công luôn biết lắng nghe.
Kẻ tầm thường chỉ thích nói.
Bạn cũng nên ghi nhớ một điều nữa: những người dẫn đầu (trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống) thường dành nhiều thời gian đển nhận lấy lời khuyên hơn là đưa ra lời khuyên cho người khác. Trước khi quyết định một vấn đề, những vị lãnh đạo cao nhất thường hỏi trợ lý hoặc nhân viên của mình những câu như: “Anh/chị cảm thấy ra sao về vấn đề này?”, “Anh/chị có đề suất gì không?”, “trong những trường hợp như thế, anh/chị sẽ làm gì?”, hay “Anh/chị nghĩ sao về điều đó?”.
Hãy nhìn sự việc trên theo cách này: mỗi nhà lãnh đạo là một cỗ máy ra quyết định. Để bắt tay vào sản suất trước hết, ông ta cần có nguyên liệu thô. Trước khi đưa ra quyết định mang tính sáng tao, nguyên liệu thô ấy được lấy từ nhiều ý kiến, đề suất từ mọi người xung quanh. Đừng bao giờ trông chờ người khác sẽ đưa ra những giải pháp hoàn chỉnh cho bạn. Vì đó không phải là điều bạn cần hỏi và nghe từ họ. Mục đích của việc thu thập ý kiến là nhằm giúp bạn xây dựng nên ý kiến của mình, từ đó khiến tâm trí bạn trở lên sáng tạo hơn.
Gần đây, tôi có tham gia vào một cuộc hội thảo 12 buổi dành cho các nhà quản lý. Một trong những hoạt động đáng chú ý nhất là bài nói chuyện khoảng 15 phút của một nhà quản lý, với chủ đề: “Tôi đã giải quyết những vấn đề nan giải nhất trong quá trình quản trị như thế nào?”.
Vào buổi thứ 9, một vị quản lý là phó chủ tịch của một công ty chế biến cầu cứu cả hội nghị: “Tôi đang phải đối mặt với vấn đề hóc búa nhất trong điều hành doanh nghiệp. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn”. Ông ấy kể lại vấn đề của mình một cách ngắn gọn đề nghị mọi người cho ý kiến. Để đảm bảo không bỏ sót bất kỳ ý kiến nào, ông ấy nhờ một người viết tốc ký ghi lại tất cả.
Cuối buổi thảo luận, tôi đến gặp vị phó chủ tịch đó và hết lời khen ngợi cách làm độc đáo của ông. Ông ấy cười và giải thích: “Đa số những người tham gia buổi chuyên đề này đều là giới quản lý giàu kinh nghiệm. Mục đích của tôi là thu thập được càng nhiều ý kiến càng tốt. Từ những điều họ nói trong buổi thảo luận, tôi sẽ tìm ra được cách tốt nhất để tháo gỡ những khó khăn của mình”.
Hãy lưu ý răng, các nhà quản lý này nêu ra vấn đề của mình rồi lắng nghe ý kiến của những người khác. Khi làm như vậy, một mặt ông ấy thu thập được những nguyên liệu thô cho quá trình ra quyết định; mặt khác, các nhà quản trị bên dưới cũng cảm thấy thích thú với buổi thảo luận hơn, vì họ được trực tiếp đóng góp ý kiến.
Các doanh nghiệp lớn thường đầu tư rất nhiều vào hoạt động nghiên cứu khách hàng. Họ nghiên cứu sở thích, thị hiếu và nhu cầu của khách hàng về chất lượng, kích cỡ, kiểu dáng sản phẩm. Chú ý lắng nghe những điều đó sẽ mang đến không ít những ý tưởng cụ thể về sản phẩm, giúp bạn tiêu thụ hàng hóa một cách dễ dàng hơn. Những nhân tố thu được còn giúp nhà sản suất biết quảng cáo thế nào để đánh trúng vào tâm lý khách hàng, làm cho khách hàng chú ý đến sản phẩm của họ hơn. Quy trình sản xuất ra những sản phẩm được ưa chuộng là thu thập càng nhiều ý kiến của mọi người xung quanh càng tốt, lắng nghe ý kiến của những khách hàng mục tiêu sau đó thiết kế sản phẩm và lên kến hoạch quảng cáo sao cho đáp ứng được tối đa nhu cầu của họ.
Đôi tai chính là dụng cụ giúp bạn lắng nghe và thu thập ý kiến. Qua đôi tai, chúng ta sẽ thu được những nguyên liệu thô mà từ đó có thể chuyển thành sức mạnh sáng tạo. Chúng ta sẽ chẳng học được điều gì qua việc kể lể. Những gì mà ta có thể học hỏi được, thông qua việc đưa ra câu hỏi và lắng nghe câu trả lời, là vô hạn.
Hãy thử áp dụng một chương trình huấn luyện ba bước sau để nâng cao sức sáng tạo của bản thân-thông qua hỏi và đáp, gợi ý và lắng nghe.
• Khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến. Trong những cuộc gặp cá nhân hay buổi họp tập thể, hãy khuyến khích mọi người bằng những lời hối thúc nhẹ nhàng kiểu như: “Hãy kể cho tôi nghe về kinh nghiệm của anh đi…”, “Anh nghĩ chúng ta phải làm gì về việc?”, hay “Anh nghĩ vấn đề cốt yếu ở đây là gì?”. Hãy khuyến khích người khác đưa ra ý kiến, và bạn sẽ thu được đồng thời hia lợi ích: một là tâm trí bạn sẽ thu thập những nguyên liệu thô cần thiết cho những ý tưởng sáng tạo sau này, hai là bạn sẽ có thêm nhiều người bạn mới. Nhằm thu hút mọi người yêu quý bạn, không có cách nào dễ dàng và nhanh chóng cho rằng việc khích lệ họ trò chuyện với bạn.
• Hãy kiểm tra lại ý kiến của riêng mình bằng những câu hỏi.
Hãy để mọi người xung quanh giúp “gọt giũa”, nhờ đó những ý kiến của bạn trở lên xác đáng và hợp lý hơn. Hãy sử dụng cách tiếp cận anh-nghĩ-sao-về-ý-kiến-này.
Đừng giáo điều, võ đoán. Đừng vội khẳng định ý tưởng mới mà mình đưa ra là hoàn toàn đúng đắn. Hãy thử tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ trước đã. Hãy xem đồng nghiệp của bạn phản ứng ra sao trước ý kiến đó. Sau đó, bạn sẽ bạn sẽ rút ra được một ý kiến hấp dẫn hơn rất nhiều.
• Hãy chú tâm thực sự vào những điều người khác nói. Lắng nghe không có nghĩa là ngồi im lặng. Lắng nghe có nghĩa là “khơi kênh” cho dòng ý kiến của người khác ngắm vào tâm trí bạn. Mọi người thường chỉ vờ nghe người khác, trong khi họ thật sự chẳng để tâm chút nào. Họ chỉ chờ người đối diện ngừng lại và cướp lời. Hãy lắng nghe ý kiến của mọi người và đánh giá chúng. Đó chính là cách để bạn thu thập được những ý nghĩ tuyệt vời.
Hiện nay, ngày càng có nhiều trường đại học hàng đầu tổ chức thường xuyên các chương trình rèn luện, nâng cao về kỹ năng quản lý cho các nhà quản trị khinh doanh cao cấp. Theo ban tổ chức mục tiêu hướng tới không phải là giúp các nhà quản lý trẻ tuổi học được những công thức sẵn có để điều hành doanh nghiệp. Thực ra, ích lợi lớn hơn mà các nhà quản lý nhận được đó là diễn đàn để trình bày, trao đổi và thảo luận những ý tưởng mới. Thậm chí có những chương trình còn đòi hỏi các nhà quản lý phải sống cùng nhau trong ký túc xá của trường, để từ đó khuyến khích những buổi trao đổi thân mật giữa từng nhóm nhỏ.
Một năm trước, tôi có hai buổi giảng cho một khóa học quản lý bán hàng kéo dài một tuần ở Atlanta, do Hiệp hội các nhà quản lý bán hàng Quốc gia tài trợ. Vài tuần sau đó, tôi gặp một người bạn hiện đang là nhân viên bán hàng cho một vị quản lý đã từng tham gia khóa học đó.
Bạn tôi nói: “Trong khóa học đó, ắt hẳn anh đã hướng dẫn giám đốc bán hàng của tôi nhiều điều thú vị, nên hiện giờ ông ấy mới điều hành công ty tốt hơn hẳn”. Rất ngạc nhiên tôi đề nghị anh ta nói rõ hơn về những thay đổi mà anh ta vừa đề cập. Anh bạn tôi bèn kể ra một loạt thay đổi-nào là sửa đổi chế độ phúc lợi, họp nhân viên bán hàng hai lần một tháng thay vì một lần như trước kia, nào là thay danh thiếp và đồ dùng văn phòng mới, điều chỉnh lại phạm vi bán hàng… Tôi càng ngạc nhiên hơn vì không một điều nào mà anh bạn tôi vừa kể được đề cập trong khóa đào tạo trong khóa học của chúng tôi. Vị giám đốc bán hàng đó, như vậy, đã không dừng lại ở việc học thủ thuật sẵn có mà thay vào đó ông ta tham khảo được nhiều điều đáng giá hơn. Đó là sự khích lệ để tìm ra những ý tưởng mới, giúp ích trực tiếp cho công ty của ông.
Một chàng trai trẻ hiện đang là kế toán cho một doanh nghiệp sản xuất sơn đã kể cho tôi nghe về một thương vụ khá thành công của bản thân. Điều thú vị là sự thành công xuất phát từ việc anh ấy biết vận dụng ý kiến của người khác.
Anh ấy kể: “Ông biết không, tôi chưa bao giờ dành nhiều sự quan tâm cho lĩnh vực bất động sản cả. Tôi làm kế toán đã nhiều năm và chỉ chyên tâm với công việc của mình. Rồi một ngày, một người bạn của tôi, một chuyên gia bất động sản, mời tôi đến tham dự một bữa tiệc trưa do một nhóm kinh doanh bất động sản của thành phố tổ chức.
Vị diễn giả nói chuyện ngày hôm đó là một người đàn ông lớn tuổi, người đã chứng kiến toàn bộ quá trình phát triển của thành phố. Bài nói của ông là ‘Viễn cảnh tương lai trong hai mươi năm nữa’. Ông dự báo trong hai mươi năm tới, khu vực thành thị sẽ tiếp tục được mở rộng hơn nữa về phía các khu đất nông nghiệp ở ngoại ô. Ông cũng dự đoán nhu cầu về những nông trại của giới thượng lưu, rộng từ hai đến năm mẫu là rất lớn, vì chúng đủ lớn để các doanh nhân hay những người nổi tiếng có thể xây bể bơi, nuôi ngựa, trồng vườn hay thỏa mãn những sở thích cần nhiều không gian khác của họ.
Bài nói chuyện khiến tôi bị kích động, ông ta đã đề cập tới những gì tôi muốn. Vài ngày sau, tôi đề suất với vài người bạn đi mua một mảnh đất rộng khoảng năm mẫu. Thật ngạc nhiên khi tất cả bọn họ đều trả lời: ‘ồ, được chứ. Việc này nghe có vẻ hay đấy’.
Rồi tôi tiếp tục suy nghĩ làm thế nào để biến ý tưởng đó thành lợi nhuận. Câu trả lời chợt đến với tôi vào một ngày nọ, khi tôi đang trên đường tới chỗ làm. Tại sao tôi không mua một trang trại và chia nó thành những miếng đất nhỏ nhỉ? Nhiều miếng đất nhỏ chắc chắn sẽ có giá trị hơn một mảnh đất to. Đúng như thế.
Tôi tìm thấy một trang trại bỏ hoang rộng khoảng 50 mẫu, cách trung tâm thành phố 20 dăm, được giao bán với giá 8.500 đô la. Tôi quyết định mua mảnh đất đó, trả trước 1/3 số tiền và thế chấp khoản còn lại.
Sau đó, tôi trồng thông ở những chỗ đất trống. Vì tôi từng nghe một chuyên gia bất động sản cực kỳ thạo việc nói: ‘Ngày nay mọi người thường thích những mảnh đất có nhiều cây xanh, càng nhiều cây càng tốt’.
Tôi muốn những khách hàng đầy tiềm năng tôi thấy rằng, chỉ vài năm nữa thôi, mảnh đất mà họ mua sẽ được bao phủ bởi những hàng thông xanh mát.
Tôi thuê một nhân viên địa chính đến đo đạc và phân chia mảnh đất 50 mẫu đó thành mười mảnh khác nhỏ hơn, mỗi mảnh rộng 5 mẫu.
Mọi thứ đã sẵng sàng để đem giao bán. Tôi tìm địa chỉ email của vài doanh nhân trẻ và lên kế hoạch gửi thư cho họ. Trong thư, tôi đặc biệt nhấn mạnh chỉ cần bỏ ra 3.000 đô la là họ có thể sở hữu cả một điền trang rộng lớn, trong khi với cùng số tiền đó, họ chỉ có thể mua được một lô đất rất nhỏ trong thành phố mà thôi. Tôi cũng chỉ cho họ thấy, nếu họ mua mảnh đất của tôi, họ sẽ có cơ hội tận hưởng một không gian trong lành và nghỉ ngơi thoải mái giữa thiên nhiên.
Trong vòng sáu tuần, chỉ giao dịch vào buổi tối và cuối tuần, tôi đã bán hết cả mười lô đất. Tổng doanh thu lên đến 30.000 đô la; trong khi tổng chi phí, bao gồm cả tiền mua đất, chi phí quảng cáo, đo đạc và các chi phí hành chính khác chỉ là 10.400 đô la. Lợi nhuận tôi thu được là 19.600 đô la.
“Tôi thu được lợi nhuận vì tôi đã biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác. Nếu tôi không nhận lời mời đến tham dự bữa tiệc trưa của những người hoàn toàn không liên quan đến nghề nghiệp của mình hôm đó, tôi đã không bao giờ có thể lập ra được kế hoạch tuyệt vời như trên, thu được lợi nhuận chóng váng đến như vậy”.
Có nhiều cách để kích thích tinh thần. Dưới đây là hai cách mà bạn có thể áp dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày.
Thứ nhất, hãy tham gia vào ít nhất một nhóm đồng nghiệp, gặp gỡ họ thường xuyên. Khi đó, bạn sẽ có được những thông tin bổ ích hoặc sự hào hứng trong công việc hàng ngày của bạn. Hãy thường xuyên trò chuyện, tiếp xúc với những người có chí tiến thủ, khát khao hướng tới thành công. Tôi đã từng nghe nhiều người nói: “Lúc chiều nay ở buổi họp …, tôi được nghe một ý kiến rất hay”, hay “Trong buổi họp chiều qua tôi đã chợt nghĩ ra….”. Hãy nhớ rằng, nếu trí óc chỉ được nuôi dưỡng bằng ý nghĩ của riêng mình thì trí óc đó sẽ sớm trở nên còi cọc, yếu ớt, không thể đạt đến những ý tưởng sáng tạo được. Sự khuyến khích từ những người khác là chất dinh dưỡng tuyệt vời cho tâm trí bạn.
Thứ hai, tham gia vào ít nhất một nhóm khác nghề nghiệp với bạn. Giao thiệp với những người ở lĩnh vực khác sẽ giúp bạn mở rộng tâm trí, có vài cái nhìn toàn diện hơn. Bạn sẽ không thể tưởng tượng nổi việc tiếp xúc thường xuyên với những Người khác nghề sẽ giúp bạn trong công việc hàng ngày đến thế nào đâu.
Ý tưởng là kết quả của một quá trình suy nghĩ. Những ý tưởng chỉ thực sự có góa trị, khi nó được khai thác và sử dụng một cách hợp lý và triệt để.
Mỗi năm một cây sồi trổ ra rất nhiều quả, đủ để phủ kín cả một khu rùng rộng lớn. Nhưng trong vô vàn hạt giống, chỉ có thể 1 vài hạt là mọc thành cây. Đa số đều bị bọn sóc ăn hết, số còn lại do lớp đất phía dưới quá cằn cỗi nên cũng chẳng thể lớn lên.
Ý tưởng của con người cũng như cây sồi vậy. Rất ít cây có thể cho quả ngọt. Các ý tưởng cũng rất dễ bị tàn lụi. Nếu chúng ta ko lưu tâm, những con sóc (những người có nếp nghĩ tiêu cực ) sẽ phá hủy chúng. Các ý tưởng cần phải được chăm sóc kỹ càng, kể từ lúc đâm chồi cho đến lúc chuyển hóa thành những cách thức khả thi. Hãy sử dụng 3 cách sau đây để khai thác, phát huy những ý tưởng của bạn:
• Đừng để nhũng ý tưởng trôi đi mất. Hãy ghi chúng lại. Mỗi ngày có vô vàn ý tưởng được sinh ra nhưng rồi chúng lại ngay lập tức biến mất vì không được ghi chép lại. Trí nhớ của bạn rất kém trong việc lưu trữ và chăm sóc những ý tưởng mới. Hãy luôn mang theo bên mình một cuốn sổ tay nhỏ hoặc một vài tấm thiếp. Bất cứ khi nào nảy ra một ý tưởng mới, hãy ghi chúng vào. Một người bạn của tôi thường xuyên phải đi xa nên nên lúc nào anh ta cũng phải mang theo một bìa kẹp hồ sơ để có thể ghi chép những ý tưởng, ngay khi chúng xuất hiện. Những người giàu sáng tạo luôn nằm lòng một điều quan trọng: ý tưởng mới có thể xuất hiện bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu. Đừng để ý tưởng biến mất, nếu không bạn sẽ tự phá hoại những thành quả suy nghĩ của chính mình đấy. Hãy bảo vệ chúng.
• Sau đó hãy xem lại các ý kiến bạn thu thập được. Hãy lưu giữa chúng ở 1 nơi an toàn: tủ ngăn kéo bàn hay thậm chí hộp giày. Hãy thường xuyên kiểm tra ‘nhà kho ý tưởng’’ của riêng bạn. Khi xem xét kỹ lưỡng các ý tưởng, nếu phát hiện vài ý tưởng, vì một lý do nào đó, không có giá trị thì xóa bỏ chúng. Còn nếu nhận thấy bất cứ ý tưởng nào có triển vọng phát triển thì hãy giữa chúng lại.
• Hãy ‘gieo trồng’ và ‘nuôi dưỡng’ ý tưởng của bạn. Hãy làm cho nó lớn lên. Nghĩ về nó. Liên hệ với những ý kiến khác có liên quan. Đọc bất cứ sách báo, tài liệu nào viết về một khía cạnh tương cận với ý tưởng của bạn. Hãy nghiên cứu mọi khía cạnh. Sau đó, khi cơ hội chín muồi, hãy áp dụng để giúp ich cho bản thân, cho công việc và tương lai của bạn.
Khi một kiến trúc sư nảy ra 1 ý tưởng mới cho công trình mới, anh ta sẽ phác thảo những bức vẽ sơ bộ. Khi một nhân viên quảng cáo nghĩ ra một ý tưởng hay cho chương trình quảng cáo trên tivi, anh ta dựng chúng dưới hình thức một chuỗi hình ảnh gợi ý cho thấy ý tưởng khi hoàn thành nó sẽ như thế nào. Còn các nhà văn khi xuất hiện một ý tưởng nào cho tác phẩm của mình, họ sẽ ghi lại trong bản viết nháp.
Hãy định hình ý tưởng của bạn trên giấy. Có 2 lý do bạn nên làm việc này. Thứ nhất, khi các ý tưởng có hình dạng cụ thế, bạn dễ xem một cách thực tế hơn, nhìn thấy những điểm yếu, những chỗ sơ hở và nhĩn thấy những điều để hoàn chỉnh. Và lý do thứ 2 là, khi đã định hình được ý tưởng của mình, bạn bè, thành viên câu lạc bộ hay nhà đầu tư. Nếu họ ‘mua’ thì ý tưởng mới của bạn thức sự có giá trị. Còn nếu không, nó chẳng có chút giá trị nào.
Một mùa hè nọ có 2 nhân viên bảo hiểm nhân thọ liên hệ với tôi. Cả 2 đều muốn thuyết phục tôi mua bảo hiểm nên hứa sẽ mang theo 1 bản thiết kế về những thay đổi thú vị. Anh nhân viên thứ nhất giảng cho tôi nghe cả một bài thuyết trình dài dòng về những gì tôi cần. Nhưng rồi tôi nhanh chóng bị lẫn lộn nhưng khác niệm như thuế, quyền chọn lựa, an ninh xã hội và các chi tiết ký thuật khác trong trương trình bảo hiểm. Thực sự anh ta đã không thuyết phục được và tôi từ chối dịch vụ của anh ta.
Anh nhân viên thứ hai sử dụng một cách hoàn toàn khác. Anh ta lập 1 biểu đồ về những gì cần giới thiệu. Tôi nhanh chóng và dễ dàng nắm được những gì anh ta trình bày, và tôi có thể nhìn thấy rất rõ ràng trên giấy. Anh ta đã thuyết phục được tôi.
Hãy chuyển những ý tưởng của bạn thành những dạng thức dễ thuyết phục. Hãy nhớ rằng 1 ý tưởng khi được viết ra, vẽ lại, hoặc lập biểu đồ thì sẽ có sức thuyết phục gấp nhiều lần so với ý tưởng chỉ trình bày bằng miệng.
SỬ DUNG NHỮNG CÔNG CỤ GIÚP BẠN SUY NGHĨ SÁNG TẠO
• Hãy tin bạn giải quyết được công việc. Khi bạn tin mình có thể hoàn thành 1 việc nào đó, trí óc bạn sẽ tìm ra những phương thức để thực hiện. Tin tưởng vào 1 giải pháp sẽ mở đường tìm đến giải pháp.
Hãy xóa bỏ những từ như ‘’không thể’’, ‘’không cố tác dụng”, “ không làm được “. hay “ có cố gắng cũng chẳng ích gì đâu “...ra khỏi suy nghĩ của bạn.
• Đường để nếp suy nghĩ truyền thống làm tê liệt tâm trí bạn. Hãy luôn sẵn sàng tiếp thu những ý kiên mới lạ. Hãy thử nghioeemj những việc mới, những cách tiếp cận mới. Luôn hướng đến sự tiến bộ trong mọi việc bạn làm
• Mỗi ngày hãy luôn tự hỏi: “ Cách nào để tôi có thể làm tốt hơn?”.Không có bất cứ giới hạn nào cho quá trình tự hoàn thiện bản thân. Khi bạn tự hỏi mình:” Cách nào để tôi có thể làm tốt hơn?”, những câu trả lời sáng suốt sẽ xuất hiện. Hãy thử, bạn se thấy hiệu quả ngay thôi!
• Tự hỏi bản thân: “ cách nào mình có thể làm nhiều hơn nữa?”. Khả năng về thực chất một trạng thái tinh thần. Khi bạn tự nêu ra câu hỏi trên bạn đã khiến tâm trí bạn tự phải làm việc để tìm ra những biện pháp nhanh chóng và trực tiếp hơn để hoàn thành. Để thành công trong kinh doanh, cần có sự kết hợp của 2 yếu tố: Làm tốt hơn những việc bạn đang làm (nâng cao chất lượng công việc) và Làm nhiều hơn những gì bạn đang làm (gia tăng khối lượng công việc).
• Hãy luyện tập đặt câu hỏi và lắng nghe. Hỏi và lắng nghe sẽ giúp bạn có được những nguyên liệu thô để đưa ra những quyết định đúng đắn và hớp lí. Hãy nhớ rằng: những người thành công luôn chú tâm lắng nghe còn những ke tầm thường chỉ thích mới.
• Hãy mở rộng tâm trí bạn. Hãy luôn hào hứng. Kết giao với những người có thể giúp bạn tìm ra những ý tưởng mới, những cách làm độc đáo. Hãy kết bạn với những người có địa vị và việc làm xã hội khác nhau.
PRE NEXT 

No comments:

Post a Comment

Bình Luận

Liên Hệ

Name

Email *

Message *