Nhân Tố Enzyme - Tất Cả Các Loại Thuốc Về Cơ Bản Đều Là "thuốc Độc"

Người Nhật thường dùng thuốc một cách tự do. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng về cơ bản, tất cả các loại thuốc đều là "thuốc độc" với cơ thể. Có nhiều người ghét thuốc Tây và tin tưởng sử dụng Đông y không để lại tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Nhưng sự thực cũng không phải như vậy. Dù là thuốc Đông Y hay thuốc Tây, thuốc nào cũng đều là "thuốc độc" với cơ thể con người.
Năm 19 tuổi tôi bị cảm cúm, đó cũng là lần cuối tôi bị bệnh. Chính vì vậy, tôi hầu như không phải uống loại thuốc nào cả. Những người giống như tôi, trong mấy chục năm đều không uống thuốc, không rượu bia thuốc lá, cũng không ăn thực phẩm có thuốc bảo vệ thực vật hay chứa phụ gia, chỉ cần có một chút "chất độc" thôi cũng khiến cơ thể mẫn cảm. Ví dụ, chỉ cần uống canh miso có cho thêm gia vị hóa học, mạch đập nhanh hơn 20 nhịp, mặt đỏ bừng xung huyết. Nếu uống một cốc cà phê, huyết áp sẽ tăng 10 - 20. Những người có phản ứng chỉ với một lượng thuốc nhỏ như tôi được gọi là "quá mẫn cảm với thuốc". Tuy nhiên, tôi nghĩ cụm từ này không đúng. Cơ thể con người vốn dĩ chính là như vậy. Hiện nay, nhiều người sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống hàng ngày như: rượu, thuốc lá, cà phê... các thực phẩm sử dụng chất bảo vệ thực vật hay các gia vị hóa học, khiến cơ thể chúng ta quen dần với các kích thích, đồng thời bắt đầu kháng thuốc. Tất nhiên, với vai trò là một bác sĩ, tôi vẫn kê đơn thuốc cho bệnh nhân của mình trong trường hợp cần thiết. Khi kê đơn thuốc, tôi phải có trách nhiệm lựa chọn những loại thuốc gây ít ảnh hưởng nhất đến cơ thể người bệnh. Vì vậy, tôi đã dùng chính cơ thể mẫn cảm với thuốc của mình để thử nghiệm các loại thuốc. Trước khi kê đơn thuốc mới, tôi thường uống khoảng một phần tư hoặc một phần tám liều lượng đơn thuốc để kiểm chứng trên chính cơ thể bản thân loại thuốc này sẽ gây ra phản ứng như thế nào với cơ thể.
Tất nhiên, ở Mỹ trong các hướng dẫn sử dụng có ghi rất chi tiết về tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, nếu bản thân tôi không tự mình uống thử thì tôi không hiểu được thực sự nó sẽ ảnh hường đến bộ phận nào. Trong thực tế, có không ít tác dụng phụ không được ghi trong hướng dẫn sử dụng. Như vậy, tôi có thể giải thích cho bệnh nhân bằng chính kinh nghiêm của mình cùng với những tác dụng ghi trên hướng dẫn, bệnh nhân sẽ tin tưởng và dùng thuốc.
Tuy nhiên, hiện nay tôi không tự mình thử nghiệm thuốc nữa. Lý do là tôi đã có lần suýt chết khi thử nghiệm thuốc. Thuốc đấy tên là "Viagra". Lúc đó, tôi cũng chia viên thuốc làm bốn phần để uống như mọi khi. Tuy nhiên, Viagra lại rất cứng và tôi không thể chia nó thành các phần nhỏ được. Cuối cùng tôi cũng chỉ liếm thử một ít bột thuốc dính trên đầu ngón tay. Tôi nghĩ lúc đó mình chỉ uống một lượng chưa đến một phần bảy viên thuốc. Tuy chỉ một lượng nhỏ như vậy nhưng cơn đau sau đó rất dữ dội. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy thật may vì mình không uống hết một phần tư viên thuốc đấy như mọi lần.
Tất cả các thay đổi sau khi uống thuốc xảy ra trong khoảng 10 phút. Đầu tiên là phản ứng của cơ thể. Tôi bị nghẹt mũi, tiếp đến mặt tôi có cảm giác sưng lên. Sau đó, tình trạng nghẹt thở càng lúc càng nghiêm trọng. Thậm chí, tôi đã nghĩ nếu cứ tiếp tục thế này thì mình có chết không. Lúc đó tôi rất đau, khó chịu và bắt đầu thấy sợ. Tôi sợ đến mức còn cầu nguyện trong lòng: "Xin đừng bắt con chết".
Từ đó tôi hiểu được một điều là: tác dụng của thuốc càng nhanh thì độc tính của thuốc càng mạnh. Vậy nên khi chọn thuốc, các bạn đừng quên một điều: thuốc có công hiệu càng mạnh, hiệu quả càng nhanh chóng thì nó lại càng có hại cho cơ thể.
Ngay cả thuốc dạ dày, cũng có không ít loại thuốc có tác dụng phụ. Ví dụ, nếu nam giới thường xuyên sử dụng các loại thuốc trị loét dạ dày hay các loại thuốc dạ dày thuộc dòng "H2 blocker" thì rất có khả năng bị bệnh liệt dương (ED/rối loạn cương). Thậm chí có số liệu còn chứng minh rằng dù bạn không bị liệt dương nhưng số lượng tinh trùng cũng giảm mạnh. Chính vì vậy, thật không ngoa khi tôi nói rằng chính tác dụng phụ của các loại thuốc ức chế axit dạ dày là nguyên nhân gây ra bệnh vô sinh ở nam giới, căn bệnh đang trở thành vấn đề quan tâm trong những năm gần đây. có lẽ, trong số những người quen với việc đến bệnh viện và được kê một đống thuốc về uống, có những người còn không biết thuốc mình đang uống là thuốc gì, hiệu quả ra sao, có tác dụng phụ hay không... Tuy nhiên, dù là thuốc gì thì nó cũng sẽ gây hại cho cơ thể ở mặt nào đó. Vậy nên bạn cần tìm hiểu kỹ càng xem những loại thuốc ấy có gây ra nguy hiểm nào hay không.
Chú thích:
[1] catechin: chất chống oxy hóa.
[2] Konishiki Yasokichi: Võ sĩ sumo người Nhật sinh ra tại Mỹ với cân nặng ở thời điểm cao nhất là 287 kg.

No comments:

Post a Comment

Bình Luận

Liên Hệ

Name

Email *

Message *