Tư Duy Nhanh Và Chậm Phần 5 - Chương 37

Tôi bắt đầu thích thú với các nghiên cứu về hạnh phúc khoảng 15 năm trước đây. Khi ấy tôi đã nhanh chóng phát hiện ra rằng, gần như tất cả những gì được biết đến có liên quan tới chủ đề này đã thu hút được các câu trả lời cho những biến đổi nhỏ của một câu hỏi thăm dò mà đã được chấp nhận bởi hầu hết mọi người như là một thước đo của hạnh phúc. Câu hỏi này rõ ràng nhằm hướng tới bản thể đang hồi tưởng trong bạn, nó được gợi ra để diễn tả suy nghĩ về cuộc sống của bạn:
Xem xét tất cả mọi việc, nhìn chung, những ngày gần đây bạn thỏa mãn với cuộc sống của mình như thế nào?
Quay ngược lại với chủ đề nghiên cứu về hạnh phúc từ nghiên cứu về những ký ức bị nhầm lẫn, những lần nội soi ruột kết và những thí nghiệm can đảm đầy đau đớn, tôi đã tự nhiên nghi ngờ về sự thỏa mãn tổng thể với đời sống như là một thước đo vững chắc về hạnh phúc. Khi bản thể đang hồi tưởng không được chứng minh là một nhân chứng trung thực trong các thí nghiệm của tôi, tôi đã tập trung vào trạng thái hạnh phúc của bản thể đang trải nghiệm. Tôi đã dự tính rằng thật có ý nghĩa khi nói rằng “Helen đã hạnh phúc trong tháng Ba” nếu cô dành phần lớn thời gian của mình để tham gia vào các hoạt động mà cô thích, dành một ít thời gian vào những tình huống mà cô muốn thoát khỏi và đặc biệt quan trọng là vì cuộc đời quá ngắn ngủi, cô không dành quá nhiều thời gian vào một trạng thái trung lập mà ở đó cô có thể không để tâm tới cách thức nào cả.
Có rất nhiều sự trải nghiệm khác nhau mà chúng ta có thể muốn tiếp diễn hơn là dừng lại, bao gồm tinh thần và thể chất đều thoải mái. Một trong những ví dụ tôi đã hình dung sẵn trong đầu về một tình huống mà Helen có thể muốn tiếp diễn đó là niềm say mê tuyệt đối trong một nhiệm vụ, điều mà Mihaly Csikszentmihalyi gọi là dòng chảy. Đây là một trạng thái mà một số nghệ sĩ trải qua những khi sáng tạo nghệ thuật và rất nhiều người đạt tới “dòng chảy” này khi mê mệt bởi một bộ phim, một cuốn sách, hoặc một trò giải ô chữ: Những sự gián đoạn không được ưu tiên xuất hiện các tình huống như các tình huống này. Tôi cũng từng có những ký ức về một tuổi thơ hạnh phúc mà ở đó tôi đã luôn luôn bật khóc khi mẹ xuất hiện, giật khỏi tay tôi những món đồ chơi để đưa tôi tới công viên và tôi lại khóc khi bà tách tôi ra khỏi những chiếc xích đu và ván trượt. Sự kháng cự lại những gián đoạn là một biểu hiện về việc tôi đã từng có một khoảng thời gian vui vẻ, với cả những món đồ chơi lẫn với những chiếc xích đu.
Tôi đã dự tính đo lường chính xác niềm hạnh phúc khách quan của Helen khi chúng tôi đánh giá sự trải nghiệm của hai bệnh nhân nội soi ruột kết, qua việc đánh giá một mô tả sơ lược về trạng thái hạnh phúc cô đã trải nghiệm qua các khoảnh khắc liên tiếp trong cuộc đời. Trong đó tôi đã đi theo phương thức máy đo niềm hoan lạc của Edgeworth từ một thế kỷ trước. Với sự nhiệt tình ban đầu của tôi dành cho phương thức này, tôi có xu hướng bỏ qua bản thể đang hồi tưởng của Helen như là một nhân chứng dễ mắc sai lầm trước hạnh phúc thực sự của bản thể đang trải nghiệm của cô. Tôi đã ngờ rằng thái độ này quá cực đoan, thứ mà đã trở thành sự thực, nhưng đó là một sự khởi đầu tốt đẹp.
TRẢI NGHIỆM HẠNH PHÚC
Tôi đã thành lập được “một đội ngũ trong mơ” bao gồm ba nhà tâm lý học và các chuyên gia thuộc các chuyên ngành khác nhau và một nhà kinh tế học, chúng tôi đã cùng nhau bắt đầu phát triển một thước đo trạng thái hạnh phúc của bản thể đang trải nghiệm. Thật tiếc ghi chép liên tục của sự trải nghiệm là điều không thể làm được, một người không thể sống bình thường trong khi liên tiếp phải thông báo về những trải nghiệm của mình. Sự lựa chọn loại trừ gần nhất là sự trải nghiệm chọn mẫu, một phương pháp mà Csikszentmihalyi đã khám phá ra. Công nghệ đã được cải biến kể từ lần đầu tiên nó được áp dụng. Trải nghiệm chọn mẫu giờ đây được thực thi bằng việc lập trình cho một chiếc điện thoại di động cá nhân để nó kêu hoặc rung tại những thời điểm ngẫu nhiên trong suốt cả ngày. Tiếp đó chiếc điện thoại đưa ra một danh mục tóm lược các câu hỏi về việc mà người tham gia đang làm và làm cùng với ai khi cô bị ngắt quãng. Người tham gia cũng được cho thấy những tỷ lệ xếp hạng để báo cáo lại mức độ của những cảm xúc khác nhau: Vui vẻ, căng thẳng, giận giữ, lo lắng, hứa hẹn, đau đớn thể xác và nhiều thứ khác.
Việc lấy mẫu sự trải nghiệm tốn kém và gây phiền toái (mặc dù ít xáo trộn hơn hầu hết những dự tính ban đầu của mọi người và việc trả lời những câu hỏi tốn rất ít thời gian). Một chọn lựa loại trừ thực tế hơn là cần thiết, bởi vậy chúng tôi đã phát triển một phương pháp có tên là Phương pháp tái tạo ngày (Day Reconstruction Method – DRM). Chúng tôi đã hy vọng nó sẽ gần giống với các kết quả của việc lấy mẫu sự trải nghiệm và cung cấp thông tin bổ sung về cách người dân sử dụng thời gian của họ. Những người tham gia (tất cả đều là phụ nữ, trong các thí nghiệm ban đầu) được mời tới một cuộc họp dài hai giờ. Trước tiên chúng tôi đã yêu cầu họ hồi tưởng lại những chi tiết của ngày hôm trước, chia chúng ra thành nhiều tình huống giống như các cảnh quay trong một bộ phim. Sau đó, họ đã trả lời danh mục các câu hỏi về từng tình huống, dựa trên phương pháp chọn mẫu trải nghiệm. Họ đã lựa chọn những hành động mà tại đó họ bị lôi vào bởi một danh sách và đã biểu thị thứ mà họ đã chú tâm nhiều nhất. Họ cũng đã liệt kê những cá nhân họ đã tiếp xúc và đã chấm điểm cường độ của một vài cảm giác trên các mức riêng biệt từ 0 đến 6 (0 = không có cảm xúc; 6 = cảm xúc mãnh liệt). Phương pháp của chúng tôi dẫn tới căn cứ rằng những người mà có khả năng khôi phục lại một tình huống chi tiết trong quá khứ thì cũng có thể hồi tưởng lại những cảm giác đã từng liên quan với nó, ngay cả việc trải nghiệm các biểu hiện cảm xúc sinh lý trước đó của họ.
Chúng tôi cho rằng những người tham gia thí nghiệm của chúng tôi có thể khôi phục lại khá chính xác khoảnh khắc cảm giác đầu tiên của một tình huống. Một vài sự so sánh với việc lấy mẫu sự trải nghiệm đã khẳng định tính chính xác của DRM. Bởi những người tham gia cũng đã báo cáo về những khoảng thời gian tại đó các tình huống bắt đầu và kết thúc, chúng tôi đã có được khả năng để tính toán một hạn độ thời gian diễn ra gây ảnh hưởng của cảm giác của họ trong suốt cả ngày đi bộ. Các tình huống dài hơn đã có giá trị nhiều hơn so với những tình huống ngắn trong phạm vi rút gọn của tác động hàng ngày. Bảng câu hỏi của chúng tôi cũng bao gồm các thước đo sự thỏa mãn cuộc sống, thứ mà chúng tôi đã hiểu như là sự thỏa mãn của bản thể đang hồi tưởng. Chúng tôi đã sử dụng DRM để nghiên cứu những yếu tố quyết định của cả cảm xúc hạnh phúc lẫn sự thỏa mãn cuộc sống trong vài ngàn phụ nữ tại Mỹ, Pháp và Đan Mạch.
Sự trải nghiệm của một khoảnh khắc hoặc một tình huống không dễ được miêu tả bởi một giá trị hạnh phúc đơn lẻ. Có rất nhiều biến thể của các cảm giác tích cực, bao gồm: Yêu, vui vẻ, cuốn hút, hy vọng, thích thú và nhiều thứ khác. Các cảm xúc tiêu cực cũng tới dưới nhiều dạng, gồm có: Giận giữ, xấu hổ, chán nản và cô độc. Mặc dù các cảm xúc tích cực và tiêu cực tồn tại ở cùng một thời điểm, ta có thể phân biệt hầu hết các khoảnh khắc của đời sống về cơ bản như là tích cực hoặc tiêu cực. Chúng tôi có thể nhận diện những tình huống khó chịu bằng cách so sánh những sự phân loại của các tính từ tích cực và tiêu cực. Chúng tôi gọi đó là một tình huống khó chịu nếu một cảm giác tiêu cực được quy định ở mức cao hơn so với tất cả các cảm giác tích cực. Chúng tôi đã phát hiện ra rằng phụ nữ Mỹ bỏ khoảng 19% thời gian vào một trạng thái khó chịu, cao hơn một chút so với phụ nữ Pháp (16%) hoặc phụ nữ Đan Mạch (14%).
Chúng tôi gọi tỷ lệ phần trăm của thời gian mà một cá nhân có trạng thái khó chịu là chỉ số U. Ví dụ, một cá nhân tốn 4 tiếng đồng hồ trong một ngày đi bộ 16 tiếng vào một trạng thái khó chịu sẽ có một chỉ số U là 25%. Điểm hấp dẫn của chỉ số U đó là nó không chỉ được dựa trên một tỷ lệ xếp hạng mà còn trên một đơn vị đo lường mục tiêu về thời gian. Nếu chỉ số U dành cho dân số giảm từ 20% xuống 18%, bạn có thể suy ra rằng tổng lượng thời gian mà dân số đã dùng vào cảm giác khó chịu hay đau đớn đã được giảm tới 1/10.
Một quan sát gây được chú ý là quy mô không đồng đều trong sự phân bổ nỗi đau tinh thần. Khoảng một nửa số người tham gia đã báo cáo về việc trải qua cả một ngày mà không trải nghiệm bất cứ một tình huống khó chịu nào. Mặt khác, một số ít dân số quan trọng đã trải nghiệm cảm xúc buồn đau tột bậc trong ngày. Có vẻ như là một phần nhỏ dân số gánh chịu hầu hết đau khổ, dù cho là bởi đau đớn về thể chất hay tinh thần, tính khí cau có, hoặc những bất hạnh và những bi kịch cá nhân trong cuộc sống của họ.
Một chỉ số U cũng có thể được tính toán đối với các phạm vi hoạt động. Ví dụ, chúng ta có thể đo lường tỷ lệ tương quan thời gian mà người dân dành cho một trạng thái tâm lý tiêu cực trong khi đi lại, làm việc, hoặc tương tác với cha mẹ, vợ chồng hoặc con cái của mình. Đối với 1.000 phụ nữ Mỹ sống tại một thành phố thuộc miền Trung Tây, chỉ số U là 29% đối với việc đi lại vào buổi sáng, 27% dành cho công việc, 24% dành cho việc chăm sóc trẻ nhỏ, 18% dành cho việc nội trợ, 12% dành cho việc giao tiếp xã hội, 12% dành cho việc xem TV và 5% cho tình dục. Chỉ số U đã cao hơn khoảng 6% vào những ngày trong tuần so với những ngày cuối tuần, phần lớn là bởi vào những ngày trong tuần người dân dành ít thời gian vào những hoạt động mà họ không thích và không phải chịu đựng sự căng thẳng và stress kết hợp cùng công việc. Bất ngờ lớn nhất đó là sự trải nghiệm cảm xúc của khoảng thời gian đã dành cho con cái của ai đó, điều này đối với một phụ nữ Mỹ là hơi ít thú vị hơn một chút so với việc làm việc nhà. Ở đây chúng tôi đã phát hiện ra một trong một vài sự tương phản giữa phụ nữ Pháp và Mỹ: Phụ nữ Pháp dành ít thời gian cho con cái nhưng tận hưởng nó nhiều hơn, có lẽ bởi họ có nhiều cơ hội để chăm sóc trẻ nhỏ và dành chút thời gian buổi chiều cho việc lái xe đưa trẻ tới những hoạt động khác nhau.
Tâm trạng của một cá nhân tại bất cứ thời điểm nào phụ thuộc vào tính khí của cô ta và hạnh phúc tổng thể, nhưng cảm xúc hạnh phúc cũng dao động đáng kể trong cả ngày và tuần. Tâm trạng của một khoảnh khắc phụ thuộc chủ yếu vào tình huống hiện tại. Ví dụ, tâm trạng tại nơi làm việc không bị ảnh hưởng rộng bởi các yếu tố chi phối sự thỏa mãn công việc nói chung, bao gồm các lợi ích và trạng thái. Quan trọng hơn là các yếu tố tình huống, ví dụ như một cơ hội để giao tiếp với các đồng nghiệp, tiếp xúc với tiếng ồn lớn, áp lực thời gian (một nguồn ảnh hưởng tiêu cực quan trọng) và sự hiện diện bất thình lình của sếp (trong nghiên cứu đầu tiên của chúng tôi, đây là điều duy nhất còn tồi tệ hơn so với việc ở một mình). Sự chú ý là điều mấu chốt. Trạng thái cảm xúc của chúng ta được xác định phần lớn bởi điều chúng ta chú tâm tới và chúng ta thường tập trung vào hành động hiện tại và môi trường gần nhất. Có những ngoại lệ, nơi mà đặc trưng của sự trải nghiệm chủ quan bị chi phối bởi những suy nghĩ hiện tại hơn là bởi những biến cố của khoảnh khắc đó. Khi hạnh phúc trong tình yêu, chúng ta có thể cảm nhận niềm vui ngay cả khi bị cảnh sát giao thông bắt và nếu đau buồn, chúng ta có thể sẽ vẫn chán nản khi đang xem một bộ phim hài. Tuy nhiên, trong các tình huống thông thường, chúng ta nhận lấy niềm khoái lạc và sự đau đớn từ điều đang diễn ra tại thời điểm khi chúng ta tham gia vào. Ví dụ, để có được sự vui thú từ việc ăn uống, bạn cần phải ghi nhớ rằng bạn đang làm điều đó. Chúng tôi phát hiện ra rằng phụ nữ Pháp và Mỹ dành khoảng thời gian tương đương nhau cho việc ăn uống nhưng đối với phụ nữ Pháp, việc ăn uống có thể được tập trung gấp hai lần so với phụ nữ Mỹ. Người Mỹ dễ có thể kết hợp việc ăn uống với những hành động khác nhiều hơn và niềm khoái lạc của họ từ việc ăn uống do đó mà bị giảm bớt.
Những nhận xét này hướng đến cả các cá nhân lẫn xã hội. Cách sử dụng thời gian là một trong những phạm vi của đời sống qua đó người ta có một số sự kiểm sát. Một vài cá nhân có thể sẽ tự mình có một thiên hướng vui vẻ hơn, nhưng một số có thể có khả năng sắp đặt cuộc sống nhằm tiêu tốn ít thời gian đi lại trong ngày của họ hơn, và dành nhiều thời gian để làm những việc mà họ yêu thích cùng với những người họ thân thiết. Những cảm giác có liên hệ với những hành vi khác nhau đưa ra giả thuyết rằng có một cách khác để cải thiện sự trải nghiệm đó là hoán đổi thời gian từ thời gian rỗi thụ động, như xem TV, sang các thể tích cực hơn đối với lúc rảnh rỗi, bao gồm việc giao tiếp xã hội và luyện tập. Từ viễn cảnh xã hội, hoạt động vận tải hành khách được cải thiện cho lực lượng lao động, phúc lợi về việc chăm sóc trẻ nhỏ dành cho phụ nữ lao động và những cơ hội xã hội dành cho người già được cải thiện có thể có những cách thức hiệu quả nhằm giảm chỉ số U của xã hội, thậm chí một sự giảm thiểu 1% đã có thể là một thành tựu đáng kể, đang lên tới hàng triệu giờ né tránh sự ảnh hưởng. Các cuộc khảo sát quốc tế về việc sử dụng thời gian và về hạnh phúc được trải nghiệm đã kết hợp lại có thể cho thấy chính sách xã hội theo nhiều cách. Nhà Kinh tế học trong nhóm của chúng tôi, Alan Krueger, đã dẫn đầu trong nỗ lực nhằm đưa những nguyên lý cơ bản của phương pháp này vào khoa học thống kê trên khắp toàn quốc.
Những thước đo hạnh phúc giờ đây được sử dụng thường ngày trong các điều tra trên phạm vi toàn quốc của các quốc gia như Mỹ, Canada, châu Âu và Gallup World Poll (Tổ chức thăm dò ý kiến toàn cầu Gallup) đang mở rộng những thước đo này tới hàng triệu người tham gia trên toàn nước Mỹ và tại hơn 150 quốc gia. Các thăm dò đã suy ra các bản báo cáo về cảm xúc được trải nghiệm trong suốt một ngày trước đó, mặc dù nó ít chi tiết hơn so với DRM. Những ví dụ nổi bật thừa nhận những phân tích cực chính xác, mà đã khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố tình huống, sức khỏe thể chất và quan hệ xã hội trong niềm hạnh phúc được trải nghiệm. Không hề ngạc nhiên khi một cơn đau đầu sẽ khiến một người thấy khốn khổ, và dự đoán chuẩn xác thứ hai về các cảm giác đó là liệu một người có hay không có những liên lạc với bạn bè hoặc người thân. Đó chỉ là một sự phóng đại nho nhỏ để nói rằng niềm hạnh phúc là sự trải nghiệm của việc dành thời gian cho những người bạn yêu mến và những người yêu mến bạn.
Trung tâm dữ liệu Gallup cho phép một sự so sánh hai khía cạnh của cảm giác hạnh phúc:
  • Cảm giác hạnh phúc mà người ta trải nghiệm như thể họ sống cuộc sống của mình.
  • Đánh giá mà họ đưa ra khi họ ước tính đời sống của mình.
Sự ước tính đời sống của Gallup được đo lường bởi một câu hỏi được biết tới như là Cantril Self-Anchoring Striving Scale (Tỷ lệ lợi thế tin cậy gây tranh cãi Cantril).
Hãy hình dung ra một cầu thang với những bậc thang được đánh số từ ở chân thanh là 0 và ở đỉnh thang là 10. Đỉnh của thang miêu tả đời sống tốt nhất có thể dành cho bạn và đáy của thang mô tả đời sống tệ nhất có thể dành cho bạn.
Ở bậc cầu thang nào bạn sẽ nói rằng bạn tự cảm thấy rằng bạn lúng túng ở thời điểm đó?
Một vài khía cạnh của đời sống có tác động lên sự đánh giá của một ai đó nhiều hơn lên sự trải nghiệm cuộc sống. Trình độ học vấn là một ví dụ. Nhiều tri thức hơn được liên kết với sự đánh giá cao hơn đối với đời sống của một ai đó nhưng không phải với cảm giác hạnh phúc được trải nghiệm lớn hơn. Thực vậy, chí ít thì ở nước Mỹ, được giáo dục nhiều hơn có khuynh hướng được cho là có khả năng stress cao hơn. Mặt khác, thể trạng sức khỏe yếu có tác động bất lợi lên việc cảm nhận hạnh phúc được trải nghiệm lớn hơn rất nhiều so với sự đánh giá đời sống. Cuộc sống có những đứa trẻ cũng đặt ra một cái giá đáng kể về tiền bạc trong những cảm nhận hàng ngày, các báo cáo về tình trạng căng thẳng và tức giận thường thấy trong số các cặp cha mẹ, nhưng những tác động bất lợi lên sự đánh giá đời sống lại nhỏ hơn. Việc gia nhập một tôn giáo cũng có tác động có lợi lên cả ảnh hưởng tích cực lẫn sự giảm thiểu căng thẳng tương đối lớn hơn lên sự đánh giá đời sống. Tuy nhiên, thật đáng ngạc nhiên là tôn giáo không mang tới sự giảm thiểu cảm giác trầm cảm hay lo lắng.
Một phép phân tích từ hơn 450.000 câu trả lời cho chỉ số hạnh phúc Gallup-Healthways, một cuộc điều tra thường ngày của 1.000 người Mỹ, mang lại một câu trả lời rõ ràng đầy ngạc nhiên cho câu hỏi thường xuyên được hỏi nhất trong nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc: Tiền có thể mua được hạnh phúc? Kết luận là nghèo làm cho người ta đau khổ và giàu có thể nâng cao sự thỏa mãn cuộc sống của một ai đó, nhưng (tính trung bình) không cải thiện cảm giác hạnh phúc được trải nghiệm.
Tình trạng nghèo đói cùng cực làm tăng những tác động được trải nghiệm của những rủi ro khác lên cuộc sống. Cụ thể là, ốm đau thì tồi tệ đối với người nghèo nhiều hơn so với những người sung túc hơn. Một cơn đau đầu làm tăng tỷ lệ báo cáo về sự chán nản và lo lắng từ 19% lên 38% đối với các cá nhân ở hai phần ba nhóm đứng đầu của bảng xếp hạng thu nhập. Các con số tương ứng đối với 1/10 người nghèo nhất là 38% và 70%, một cấp độ cơ bản cao hơn và tăng lớn hơn rất nhiều. Những khác biệt lớn giữa người rất nghèo và những người khác cũng đã được thấy ở những tác động về ly hôn lẫn sự cô độc. Hơn thế nữa, các tác động có lợi của ngày cuối tuần lên cảm nhận hạnh phúc được trải nghiệm đối với người rất nghèo nhỏ hơn nhiều so với hầu hết những người còn lại.
Mức độ thỏa mãn cao hơn mà ở đó cảm nhận hạnh phúc được trải nghiệm không còn tăng chính là thu nhập của hộ gia đình ở mức 75.000 đô-la nằm trong phạm vi chi phí cao (nó có thể ít hơn trong các phạm vi ơi chi phí sống thấp hơn). Mức tăng trung bình của cảm nhận hạnh phúc được trải nghiệm liên hệ với các mức thu nhập cao hơn có cấp độ đúng bằng 0. Đây là một sự ngạc nghiên bởi thu nhập cao hơn rõ ràng cho phép mang về nhiều niềm vui, bao gồm cả các kỳ nghỉ ở những nơi yêu thích và những tấm vé opera, cũng như là một môi trường sống được cải thiện. Tại sao những niềm vui cộng thêm này lại không được chỉ ra trong các bản báo cáo về sự trải nghiệm cảm xúc? Một cách giải thích hợp lý đó là mức thu nhập cao hơn được liên hệ với một khả năng tận hưởng những niềm vui nhỏ nhặt của cuộc sống bị giảm đi. Đây là dấu hiệu hàm ý có lợi cho ý nghĩ: Những nhà nghiên cứu cứng nhắc với ý niệm về tài sản làm giảm sự hoan lạc mà khuôn mặt của họ biểu hiện như việc họ ăn một thanh sô-cô-la!
Đây là một sự trái ngược rõ ràng giữa các tác động của thu nhập lên cảm nhận hạnh phúc được trải nghiệm với tác động lên sự thỏa mãn cuộc sống. Mức thu nhập cao hơn đi cùng với sự thỏa mãn cao hơn, cao hơn nhiều mức mà tại đó nó dừng lại để có bất cứ tác động tiêu cực nào lên sự trải nghiệm. Kết luận chung đối với cảm nhận hạnh phúc dễ hiểu như với những bệnh nhân nội soi ruột kết: Những đánh giá của con người về cuộc sống của họ và sự trải nghiệm thực tế của họ có thể có liên quan nhưng chúng cũng khác biệt. Sự thỏa mãn cuộc sống không phải là một thước đo không hoàn thiện về cảm nhận hạnh phúc được trải nghiệm của họ, như tôi đã từng nghĩ một vài năm trước. Nó là một thứ gì đó hoàn toàn khác.
PRE NEXT 

No comments:

Post a Comment

Bình Luận

Liên Hệ

Name

Email *

Message *